Theo thông cáo báo chí của Văn phòng Chính phủ, ngày 13/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị làm việc với Hiệp hội Gỗ và lâm sản, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu lâm sản và thuỷ sản.
Sáng 31/5, UBND huyện Lục Ngạn phối hợp với Công ty cổ phần SMART WOOD Việt Nam và chuyên gia tư vấn tổ chức buổi làm việc nhằm đánh giá kết quả thực hiện phương án Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, đào tạo nâng cao năng lực nhóm hộ (FSC), huyện Lục Ngạn.
Dự hội nghị có đại diện Ban đại diện nhóm hộ cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và chứng chỉ FSC trên địa bàn huyện Lục Ngạn; thành viên Ban đại diện và lãnh đạo các xã nằm trong lộ trình triển khai phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng trên địa bàn huyện.
Việt Nam là thị trường nhập khẩu viên nén gỗ quan trọng của Hàn Quốc
Written by
Admin
Follow us
Trao đổi với đoàn Việt Nam tham gia chương trình tham quan học tập và chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phát triển năng lượng sinh học tại Hàn Quốc, Tiến sĩ Lee Soo Min - Chuyên gia Nghiên cứu cao cấp, Ban Vật liệu công nghiệp rừng của Viện Khoa học Lâm nghiệp Quốc gia Hàn Quốc cho biết nước này đang thực thi chuyển đổi năng lượng nhằm thực thi cam kết giảm phát thải khí carbonic.
Hàn Quốc hiện là quốc gia đứng thứ 9 thế giới về lượng phát thải khí nhà kính, với tổng lượng khí thải trong năm 2020 lên tới 656,2 triệu tấn CO2, giảm 6,4% so với năm 2019. Trong đó phát thải của ngành năng lượng chiếm tới 86,8% trong tổng phát thải khí nhà kính của Hàn Quốc.
HÀN QUỐC NHẬP KHẨU 80% VIÊN NÉN TỪ VIỆT NAM
Trong cơ cấu sản phẩm điện của Hàn Quốc năm 2018: nhiệt điện than chiếm tới 41,9% trong tổng lượng điện của quốc gia; điện hạt nhân chiếm 23,4%; điện từ khí hóa lỏng chiếm 26,8%; điện năng lượng tái tạo chiếm 6,2%, còn lại 1,7% là các loại điện khác.
Trong Quy hoạch điện 10 của Hàn Quốc, đề ra mục tiêu đến năm 2030: điện hạt nhân chiếm 34%; nhiệt điện than 0% (chấm dứt nhiệt điện than); điện từ năng lượng tái tạo chiếm 21,6%, điện Hydro chiếm 2,1%, các loại điện khác chiếm 1,3%.
Hàn Quốc đã đưa ra đạo luật thúc đẩy phát triển và sử dụng rộng rãi năng lượng tái tạo, gồm: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước, năng lượng biển, địa nhiệt, năng lượng sinh học.
Theo TS. Lee Soo Min, hiện năng lượng sinh khối chiếm chưa tới 1,5% trong tổng sản lượng điện của Hàn Quốc. Điện sinh khối tại Hàn Quốc chủ yếu là nhiệt điện sử dụng nguyên liệu viên nén để đốt cháy và tạo nhiệt phát điện. Tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ, nhưng công suất phát điện sử dụng viên nén tại Hàn Quốc đã tăng rất nhanh trong những năm gần đây.
"Hàn Quốc nhập khẩu 95% lượng viên nén gỗ từ 3 quốc gia Đông Nam Á là Indonesia, Việt Nam và Malaysia. Trong đó, Việt Nam là thị trường nhập khẩu viên nén gỗ quan trọng của Hàn Quốc. Năm 2022, Hàn Quốc đã nhập từ Việt Nam 2,2 triệu tấn, chiếm 80% lượng nhập khẩu".
Tiến sĩ Lee Soo Min, Chuyên gia Nghiên cứu cao cấp của Viện Khoa học Lâm nghiệp Quốc gia Hàn Quốc.
Đề cập cung cầu sử dụng viên nén tại Hàn Quốc, TS Lee Soo Min cho hay năm 2022, quy mô thị trường viên nén gỗ trong nước sẽ là 4,5 triệu tấn (bao gồm cả nhập khẩu và tự sản xuất). Trong đó sản xuất trong nước mới đáp ứng được 15,8% nhu cầu viên nén của các nhà máy điện tại Hàn Quốc.
Hàn Quốc hiện có khoảng 20 cơ sở sản xuất viên nén, hầu hết trong số đó là quy mô nhỏ (dưới 10.000 tấn/năm) và chỉ có 3 cơ sở lớn, tổng năng lực sản xuất ước tính khoảng 1 triệu tấn/năm. Ngoài ra 2 nhà máy sản xuất viên nén gỗ sử dụng sinh khối rừng trồng nhưng chưa đi vào hoạt động, công suất thiết kế 300.000 tấn/năm.
Cùng với chính sách mở rộng nguồn cung năng lượng tái tạo, quy mô thị trường nhiên liệu sinh học của Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng. Nhập khẩu viên nén gỗ năm 2022 là 3,78 triệu tấn, tăng 600.000 tấn so với 2021.
CẦN HỢP TÁC KIỂM SOÁT CHUỖI SẢN XUẤT VIÊN NÉN
Lý giải việc Hàn Quốc lệ thuộc vào nguồn viên nén nhập khẩu từ Việt Nam, TS Lee Soo Min cho biết diện tích lãnh thổ của Hàn Quốc là 10 triệu ha, trong đó diện tích rừng 6,3 triệu ha, lượng gỗ thô sản xuất 4,3 triệu tấn/năm. Trong khi Việt Nam có diện tich đất tự nhiên 33,8 triệu ha, trong đó có 14,8 triệu ha rừng, sản lượng gỗ thô thu hoạch hàng năm lên đến 30- 57,3 triệu m3.
Các khu rừng của Hàn Quốc bị tàn phá bởi thời kỳ thuộc địa Nhật Bản, sự phân chia của Bắc và Nam Triều Tiên, của chiến tranh Triều Tiên, đã tăng 28 lần thông qua các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng quy mô lớn những năm 1970-1980. Sinh khối gỗ tăng trưởng ròng đã tăng lên đáng kể giai đoạn đó, nhưng lại suy giảm kể từ năm 2008. Hiện sản lượng gỗ thu hoạch hàng năm của Hàn Quốc chỉ bằng 1/10 so với sản lượng gỗ của Việt Nam.
Hàn Quốc tự hào là một trong những nước sở hữu công nghệ năng lượng sinh khối tiên tiến, thế nhưng lại thiếu trầm trọng nguyên liệu gỗ để sản xuất viên nén. Theo các chuyên gia Hàn Quốc, thị trường năng lượng tái tạo của Hàn Quốc, bao gồm cả viên nén gỗ, được thúc đẩy bởi các chính sách của chính phủ. Trong kế hoạch điện lần thứ 10 giai đoạn 2022 – 2036, chính phủ Hàn Quốc xác định viên nén gỗ sẽ chiếm 57,64% trong tổng năng lượng sinh học.
Dự báo nhu cầu viên nén gỗ của Hàn Quốc trong năm 2023 là 5 triệu tấn, trong đó sản xuất trong nước là 743 nghìn tấn, nhập khẩu 4,17 triệu tấn.
(Nguồn: Tạp chí điện tử của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam)